So sánh Fujifilm X-T50 và X-T30 II – Liệu có đáng để nâng cấp
Sau hơn 4 năm kể từ phiên bản Fujifilm X-T30II được ra mắt, chiếc máy Fujifilm X-T50 đã chính thức được trình làng với rất nhiều nâng cấp mạnh mẽ như cảm biến 40MP với hệ thống IBIS, bộ vi xử lý X-Processor 5 để cải thiện hiệu năng hoạt động và nhiều thay đổi thú vị trong thiết kế. Với những thay đổi này, liệu Fujifilm X-T50 là chiếc máy đáng để nâng cấp hay không? Hãy cùng Anh Đức đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong bài so sánh giữa X-T50 và X-T30 II.
So sánh thông số kĩ thuật
Fujifilm X-T50 | Fujifilm X-T30 II | |
Cảm biến | APS-C X-Trans CMOS 5 HR | APS-C X-Trans CMOS 4 |
Bộ xử lý | X-Processor 5 | X-Processor 4 |
Độ phân giải | 30MP | 26MP |
Dải ISO | 125-12800 (mở rộng 64-51200) | 160 – 12800 (mở rộng 80-51200) |
Hẹ thống ổn định IBIS | Có | Không |
Tốc độ màn trập tối đa | 1/180000 giây | 1/32000 giây |
Tốc độ chụp liên tục | 8fps (màn trập cơ) 20fps (màn trập điện tử) | 8fps (màn trập cơ) 20fps (màn trập điện tử) |
Độ phân giải quay phim tối đa | 6K | 4K DCI |
Hệ thống nhận diện chủ thể | Có | Không |
Kích thước | 123.8 x 84 x 48.8 mm | 118.4 x 82.8 x 46.8 mm |
Trọng lượng | 438 | 378g |
Mức giá
Tại Anh Đức Digital, Fujifilm X-T50 hiện đã được mở bán với mức giá 38.5 triệu đồng với tùy chọn thân máy và có thêm nhiều tùy chọn khác với ống kính XC 15-45mm hoặc XF 16-50mm. Trong khi đó, vì là một chiếc máy đã ra đời vào cuối năm 2021, nên hiện tại Fujifilm X-T30 II có mức giá là 27 triệu động cho tùy chọn cơ bản. Tuy vào ngân sách mà người dùng có thể lựa chọn một chiếc máy có tính công nghệ cao hoặc tối ưu về mặt chi phí.
Thiết kế
Hình dáng thân máy
Các dòng máy ảnh Fujifilm dù ở phân khúc nào cũng đều sở hữu một dáng vẻ cổ điển thu hút ảnh nhìn của công chúng. Và chiếc máy X-T50 cũng mang trong mình phong cách này với thiết kế khá giống các dòng máy tiền nhiệm. Tuy nhiên, chiếc máy mới sở hữu nhiều đường nét được bo tròn mềm lại hơn với phần báng tay cầm có hình dáng rõ rệt hơn so với Fujifilm X-T30 II. Điều này giúp người dùng có thể cầm nắm chiếc máy chắc chắn hơn trong thời gian dài mà không bị mỏi tay.
Về mặt kích thước, X-T50 tuy chỉ nhỉnh hơn về chiều dài khoảng 5.6cm và nặng hơn 60g so với X-T30 II, nhưng chiếc máy vẫn có kích thước khá nhỏ tương tự như những máy ảnh compact. Điều này giúp người dùng có thể cất gọn chiếc máy vào trong túi đựng và chụp ảnh cả ngày mà không cảm thấy mất sức.
Màn hình và kính ngắm
Tương tự như X-T30 II, Fujifilm X-T50 được trang bị màn hình cảm ứng có thể nghiêng theo hai hướng lên và xuống. Đây là một cơ chế lật cơ bản nhưng thiếu tính kinh hoạt so với cơ chế xoay lật trên dòng X-S20. Tuy nhiên, độ phân giải màn hình của X-T50 đã được nâng cấp từ 1.62 triệu lên 1.84 triệu điểm ảnh. Cả hai dòng máy vẫn sẽ sử dụng cùng kính ngắm điện từ có độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh.
Hệ thống điều khiển
Khi đặt hai chiếc máy này cạnh nhau, bên nhanh nhiều nút chức năng và vòng xoay nằm ở cùng vị trí, Fujifilm đã chuyển đổi vòng xoay điều khiển chế độ chụp (Drive) trên X-T30II thành vòng xoay tùy chọn giả lập film trên X-T50. Sự thay đổi này cho thấy rõ định hướng của X-T50 là một chiếc máy phục vụ nhu cầu sáng tạo nhanh của người trẻ hiện đại để tạo ra hình ảnh với màu sắc ưng ý. Có thể nói đây là một tính năng hữu ích giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải truy cập thông qua menu màn hình cảm ứng.
Trong khi Fujifilm X-T30 II chỉ cung cấp 18 giả lập phim, thì Fujifilm X-T50 cung cấp đến 20 tùy chọn với 11 trong số đó đều có sẵn trên vòng xoay giả lập phim trên thân máy. Ngoài ra, người dùng sẽ có thêm 3 vị trí dể gán tùy chọn màu sắc theo sở thích của cá nhân.
Cảm biến và chất lượng hình ảnh
Fujifilm X-T30 II có thể xem là phiên bản thu nhỏ của X-T4 khi sở hữu cảm biến APS-C 26.1MP và bộ vi xử lý X-Processor 4. Trong khi đó, Fujifilm X-T50 nhận được rất nhiều nâng cấp đáng kể với cảm biến có độ phân giải lên đến 40MP và bộ xử lý X-Processor 5 rất mạnh mẽ từ người đàn anh X-T5. Qua một số thử nghiệm, có thể nói chất lượng hình ảnh từ cả hai dòng máy này đều rất ấn tượng, với độ chi tiết tốt, màu sắc đậm chất “film” và dải nhạy sáng rộng trong nhiều tình huống.
Tuy nhiên, cảm biến 40MP của X-T50 có rất nhiều lợi thế về độ chi tiết và cho phép người biên tập có thể cắt hình ảnh mà vẫn đảm bảo độ phân giải hình ảnh đủ lớn. Mặc dù độ phân giải cao hơn dẫn đến việc nhiều sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các mức ISO cao, nhưng khả năng xử lý nhiễu của X-T50 là tương đối tốt và chênh lệch về mức độ nhiễu giữa 2 máy là không đáng kể.
Khả năng quay phim
Được trang bị những công nghệ hiện đại hơn nên Fujifilm X-T50 có khả năng quay phim nhỉnh hơn khá nhiều so với người tiền nhiệm. Trong khi X-T30 II chỉ có thể quay phim 4K/30p với thời gian hạn chế, X-T50 có thể đạt đến độ phân giải 6K30p và có thể quay phim 4K trong thời gian lâu hơn. Thêm vào đó, chiếc máy mới có khả năng ghi hình trong máy ở chế độ 4:2:2 10-bit thay cho việc ghi hình bên ngoài của X-T30 thông qua cổng HDMI. Tuy nhiên, điểm chung giữa cả hai chiếc máy là đều có thể quay 4K mà không bị crop khung hình.
Khả năng lấy nét và hiệu suất hoạt động
Fujifilm X-T30 II được trang bị hệ thống lấy nét theo pha lai có hiệu suất tốt và có khả năng lấy nét theo khuôn mặt và mắt đáng tin cậy. Tuy nhiên, Fujifilm X-T50 còn có sự nâng cấp vượt trội hơn khi kế thừa phận cứng mạnh mẽ của X-T5. Hệ thống lấy nét mới có sự hỗ trợ bởi trí tuệ nhận tạo để có thể phát hiện chính xác nhiều đối tượng hơn như động vật hay phương tiện, đồng thời cải thiện hiệu suất theo dõi mắt và mặt của con người.
Xét về tốc độ chụp liên tục, cả hai chiếc máy đều có khả năng chụp liên tục lên đến 8fps với màn trập cơ và 20fps với màn trập diện tử. Tuy nhiên, Fujifilm X-T50 có tốc độ màn trập tối đa đạt 1/180000 giây, nhanh hơn so với mức 1/32000 giây trên chiếc máy tiền nhiệm. Về thời lượng pin, cả hai chiếc máy đều sử dụng viên pin NP-W126S có thể chụp khoảng 390 tấm.
Một bổ sung ấn tượng với Fujifilm X-T50 chính là hệ thống ổn định hình ảnh 5 trục với hiệu quả đến 7 stops, tạo sự khác biệt đáng kể so với X-T30 II. Nâng cấp này giúp chiếc máy có thể loại bỏ những chuyển động không mong muốn để duy trì hình ảnh ổn định khi chụp ảnh và quay phim. Khi sử dụng các ống kính không có tính năng ổn định, mặc dù chiếc máy không thể loại bỏ hiện tượng rung máy khi di chuyển, nhưng hiệu suất ổn định nhìn chung vẫn rất ấn tượng.
Kết luận chung – Có nên nâng cấp lên Fujifilm X-T50
Qua những so sánh giữa hai chiếc máy ở trên, có thể nhận thấy Fujifilm X-T50 có rất nhiều những nâng cấp mạnh mẽ so với X-T30 II trên nhiều khía cạnh. Chiếc máy mới kế thừa hệ thống cảm biến – vi xử lý đến từ X-T5 với nhiều thay đổi về mặt thiết kế, giúp chiếc máy có thể chụp ảnh với độ phân giải cao hơn, hiệu suất lấy nét tốt hơn và có thể duy trì quay phim ở độ phân giải cao lâu hơn. Đồng thời hệ thống ổn định IBIS cũng giảm thiểu được những chuyển động rung để giúp hình ảnh trở nên sắc nét hơn.
Nếu bạn đọc muốn có một giải pháp để tiết kiệm chi phí, Fujifilm X-T30 II vẫn là lựa chọn rất phù hợp cho các nhu cầu chụp ảnh và quay phim. Chiếc máy vẫn sẽ có thiết kế nhỏ gọn mang nhiều nét hoài cổ, có chất lượng hình ảnh ấn tượng và có hiệu suất lấy nét ổn định với khả năng lấy nét vào mắt/mặt của chủ thể rất tốt. Việc không có hệ thống IBIS cũng như có thời lượng pin ít hơn cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm chung của người dùng.