Đánh giá trải nghiệm Fujifilm X-T50 – “Người khổng lồ tí hon” của Fujifilm

Là phiên bản “đàn em” của X-T5 và X-H2, Fujifilm X-T50 mang trong mình vai trò là chiếc máy ảnh có hiệu năng vượt trội nhưng sở hữu nhiều nét thiết kế hướng đến người dùng mới, đặc biệt là các bạn trẻ mong muốn một chiếc máy ảnh với khả năng chuyển đổi nhanh giữa các giả lập film để tối ưu nhu cầu sáng tạo nhanh. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức Digital đánh giá tổng quan về trải nghiệm trên chiếc máy này nhé.

Đánh giá trải nghiệm Fujifilm X-T50
Đánh giá trải nghiệm Fujifilm X-T50 – “Người khổng lồ tí hon” của Fujifilm

Thông số nổi bật

  • Cảm biến: CMOS X-Trans 5, 40MP (APS-C)
  • Tốc độ màn trập: 30 – 1/4000 giây (màn trập cơ),mở rộng 1/180000 giây với màn trập điện tử.
  • Dải ISO: 125 – 12800 (tiêu chuẩn),mở rộng ISO 64 – 51200.
  • Tốc độ chụp liên tục: 8fps với màn trập cơ; 20fps với màn trập điện tử (tỉ lệ cắt 1.29x)
  • Màn hình: LCD lật nghiêng 3-inch, 1.84 triệu điểm ảnh
  • Kính ngắm: OLED EVF, 2.36 triệu điểm ảnh
  • Số điểm lấy nét: 117 hoặc 426 điểm lấy nét
  • Độ phân giải quay phim tối đa: 6K30p, 4K60p và Full HD 240p
  • Số khe thẻ nhớ: 1 khe UHS-II
  • Cổng kết nối: microphone, USB-C và Micro HDMI
  • Kết nối không dây: WIFI và Bluetooth 4.2
  • Pin: NP-W126S
  • Thời lượng pin: 305 tấm hoặc 45 phút khi quay ở 6.2K
  • Kích thước: 123.8 x 84 x 48.8mm
  • Trọng lượng: 438g

Những điểm mới

Cảm biến và bộ vi xử lý

Fujifilm X-T50 được trang bị cảm biến X-Trans 40MP và bộ xử lý X-Processor 5, mang đến chất lượng hình ảnh tương tự như X-T5, đồng thời kế thừa các tính năng mạnh mẽ bao gồm thuật toán lấy nét tiên tiến, các chế độ nhận dạng chủ thể cùng với các tính năng chạm để theo dõi.

Cảm biến bên trong Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 được trang bị cảm biến X-Trans 40MP và bộ xử lý X-Processor 5

Hệ thống ổn định

Fujifilm X-T50 lần đầu tiên được trang bị tính năng ổn định hình ảnh mới so với dòng máy X-T30 II trước đây. Hệ thống này kết hợp dữ liệu con quay hồi chuyển và phân tích hình ảnh bù trừ các chuyển động với hiệu quả lên đến 7.0-stops. Nhờ điều này mà người dùng sẽ có hai lựa chọn là X-S20 và X-T50, khi chúng đều có hệ thống IBIS nhưng sẽ có thiết kế theo hai phong cách khác nhau là hiện đại và cổ điển.

Vòng xoay giả lập phim

Một nâng cấp đáng chú ý khác là việc bổ sung núm xoay giả lập film nằm ở mặt trên bên trái của chiếc máy. Núm xoay này thay thế cho nút điều khiển chế độ chụp có trên các mẫu máy X-T30 trước đây. Tuy là một thay đổi nhỏ, nhưng việc có thêm một vòng xoay để thay đổi giả lập phim nhanh chóng và dễ dàng là bước đi thông minh của Fujifilm. Vòng xoay giả lập film có tất cả 12 tùy chọn, trong đó có 8 giả lập film cơ bản, 3 vị trí cho phép tùy biến giả lập film theo ý thích (FS1 – FS3) và Custom cho một số cài đặt khác.

Vòng xoay giả lập film trên Fujifilm X-T50
Vòng xoay điều chỉnh giả lập film trên Fujifilm X-T50

Khả năng quay phim 6.2K

Về cơ bản, Fujifilm X-T50 cung cấp khả năng quay phim 6.2K30p (crop 1.23x),4K30p, 4K60p (crop 1.14x) và Full HD 240fps. Giống như X-T5, người dùng có một lựa chọn giữa độ chi tiết hình ảnh và kiểm soát hiện tượng biến dạng ảnh. Chiếc máy có các tính năng dành cho quay phim, bao gồm lấy nét một chạm, profile F-Log2, hẹn giờ, khung báo quay phim, hệ thống đèn báo quay (tally) và xuất dữ liệu qua cổng HDMI để sử dụng với các bộ ghi ngoài như Atomos hay Blackmagic.

Tùy chọn quay phim 6K trên Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 cung cấp khả năng quay phim 6.2K30p (crop 1.23x),4K30p, 4K60p (crop 1.14x)

Đánh giá thiết kế

Mặc dù vẫn giữ nguyên hình dáng của X-T30II, nhưng Fujifilm X-T50 mang trong mình một thiết kế hoàn toàn mới, với kích thước lớn hơn và các cạnh được bo tròn đẹp hơn. Phần thân máy rộng hơn nhưng không quá dày ngay cả khi được bổ sung bộ ổn định hình ảnh. Phần tay cầm được cải tiến trông khá tương tự như X-T5 dể người dùng cầm nắm chắc chắn hơn. Đồng thời, phần lớn các nút điều khiển chính được giữ nguyên tương tự như phiên bản tiền nhiệm của nó.

Mặt trước thân máy Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 vẫn giữ nguyên hình dáng của X-T30 II nhưng vẫn có nhiều nét mới

Tuy nhiên, nút AEL đã được di chuyển xuống gần bên cạnh màn hình thay vì nằm cạnh vòng xoay ở mặt sau, trong khi nút Q-Menu vẫn nằm ở phần đệm ngón tay cái phía sau. Fujifilm X-T50 cũng có một cần điều khiển AF tương tự như X-T5, cho phép người dùng di chuyển điểm nét dễ dàng, kết hợp với hệ thống nhận diện chủ thể để lấy nét nhanh hơn. Giống như các máy ảnh Fujifilm khác, chế độ nhận diện khuôn mặt và nhận diện chủ thể được tách biệt, nên người dùng có thể tùy chọn một nút ấn để bật/tắt Eye AF.

Cụm phím điều khiển phía sau của Fujifilm X-T50
Hệ thống nút diều khiển ở mặt sau có một số thay đổi nhỏ so với người tiền nhiệm

Kính ngắm và màn hình

Fujifilm X-T50 vẫn được trang bị kính ngắm OLED với độ phân giải 2.36 triệu điểm ảnh với độ sáng ấn tượng và tốc độ quét có thể lên đến 100fps (ở chế độ Boost). So với nhiều đối thủ, đây vẫn là kính ngắm nhỏ với độ phóng đại chỉ 0.62x. Đồng thời, màn hình phía sau vẫn là dạng màn hình LCD với phần bản lề cho phép nghiêng lên/xuống, có cảm ứng với kích thước 3.0-inch nhưng có độ phân giải cao hơn là 1.84 triệu điểm ảnh. Thiết kế màn hình này phù hợp cho việc chụp ảnh hơn quay phim.

Kính ngắm và màn hình lật trên Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 vẫn được trang bị kính ngắm OLED và màn hình LCD có thể lật nghiên/lật xuống

X-T50 hỗ trợ hai chế độ hiển thị trong kính ngắm là Resolution Priority và Low Light Priority Boost. Chế độ đầu tiên hứa hẹn cải thiện chất lượng hình ảnh EVF, nhưng trải nghiệm thực tế không cho thấy nhiều điểm khác biệt. Trong khi đó, chế độ thứ hai sẽ giúp hình ảnh được hiển thị tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu. Để giúp tiết kiệm pin, người dùng có thể lựa chọn chế độ Economy sẽ giảm độ phân giải để tiết kiệm pin.

Ống kính kit XF 16-50mm F2.8-4.8

Bên cạnh tùy chọn với ống kính XC 15-45mm f/3.5-5.6, Fujifilm cũng giới thiệu thêm ống kính XF 16-50mm F2.8-4.8, một bản nâng cấp thay thế cho XF 18-55mm đã rất được ưa chuộng. Ống kính mới tuy có dải khẩu độ nhỏ hơn ở tiêu cự 50mm, nhưng mở rộng tiêu cự góc rộng lên 16mm. Thêm vào đó, ống kính cũng hứa hẹn khả năng lấy nét nhanh hơn và hiệu suất quang học được cải thiện. Tuy không được trang bị tính năng ổn định quang học, nhưng người dùng có thể tận dụng hệ thống IBIS trong thân máy để giữ hình ảnh không bị mờ nhòe.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về chất lượng và hiệu suất hoạt động của ống kính này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài viết Đánh giá chi tiết Fujifilm XF 16-50mm F2.8-4.8.

Ống kính Fujifilm XF 16-50mm F2.8-4.8 so với phiên bản XF 18-55mm cũ
Ống kính Fujifilm XF 16-50mm F2.8-4.8 so với phiên bản XF 18-55mm cũ

Thời lượng pin

Fujifilm X-T50 được trang bị viên pin NP-W126S như dòng X-T30 trước đó, nên thời lượng pin chỉ đạt 305 tấm cho mỗi lần sạc (chuẩn CIPA),một con số tương đối thấp so với nhiều đối thủ. Tuy nhiên con số thực tế có thể đạt gấp đôi, tùy thuộc vào điều kiện sử dụng của người dùng. Ngoài ra, viên pin này cũng chỉ cho phép quay phim 4K60p trong vòng 40 phút và nhanh chóng quá nhiệt chỉ sau khoảng 30 phút khi quay phim ngoài trời, mặc dù chiếc máy tán nhiệt tương đối tốt.

Khay đựng pin trên Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 được trang bị viên pin NP-W126S như dòng X-T30 trước đó

Hệ thống lấy nét

Fujifilm X-T50 có khả năng lấy nét tự động mạnh mẽ nhờ vào hệ thống lấy nét Hybrid AF hiệu suất cao. Nhờ bộ xử lý hình ảnh X-Processor 5 mới nhất, chiếc máy có khả năng phát hiện và theo dõi chủ thể bao gồm con người, động vật, chim, phương tiện giao thông và thậm chí cả côn trùng, trong khi X-T30 II chỉ có thể phát hiện và theo dõi khuôn mặt và mắt người.

Fujifilm X-T50 có khả năng phát hiện chủ thể tự động
Fujifilm X-T50 có khả năng phát hiện chủ thể tự động

Ở chế độ tự động, X-T50 có thể tự động phát hiện chủ thể để tối ưu khả năng lấy nét. Người dùng chỉ cần hướng máy ảnh vào chủ thể, máy ảnh sẽ ngay lập tức phát hiện chủ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy ảnh ở bất kỳ chế độ nào khác, người dùng phải chọn thủ công loại chủ thể trước khi chụp và điều này không dễ dàng vì các tùy chọn để phát hiện khuôn mặt nằm trong một menu riêng biệt với các chủ thể khác.

Hiệu suất lấy nét

Thử nghiệm hệ thống lấy nét này trong thực tế, Fujifilm X-T50 có khả năng phát hiện và theo dõi tương đối ấn tượng như hầu hết các máy ảnh khác. Nhưng với những chủ thể có hành vi di chuyển bất thường, các chế độ theo dõi tiêu chuẩn khó để theo kịp, kể cả khi chủ thể di chuyển chậm hơn. Nếu tối bằng các thiết lập cho hệ thống lấy nét có sẵn trong menu, hiệu suất lấy nét có sự cải thiện đáng kể nhưng chưa thực sự ổn định.

Ảnh chụp theo dõi chủ thể trên Fujifilm X-T50
Fujifilm X-T50 có hiệu suất theo dõi chủ thể ấn tượng với độ chính xác cao

Chuyển sang chế độ phát hiện chủ thể, Fujifilm X-T50 đạt hiệu suất lấy nét ấn tượng nhất, ngoại trừ một số khoảnh khắc mà máy ảnh nhận diện sai vị trí của chủ thể. Tuy nhiên, có một số ít ác trường hợp mà máy ảnh không thể theo dõi được đối tượng khi chúng ở xa hoặc người dùng di chuyển ra xa đối tượng. Nhìn chung, hệ thống lấy nét trên chiếc máy này tương đối ấn tượng, nhưng chưa đủ để có thể sánh ngang với hai đối thủ nhà Sony và Canon.

Chất lượng hình ảnh

Fujifilm X-T50 sử dụng cảm biến tương tự như X-T5 và X-H2, nên hiệu suất xử lý hình ảnh cũng gần như tương đồng đối với ảnh RAW và JPEG. Cảm biến này cho độ chi tiết ấn tượng hơn so với đối thủ của nó là Canon EOS R7 (33MP). Với các mức ISO thấp, hình ảnh có độ nhiễu không đáng kể và khả năng xử lý nhiễu của chiếc máy cũng gần bằng các đối thủ, mặc dù từ mức ISO 6400 trở đi, chất lượng hình ảnh có sự suy giảm đáng kể.

Fujifilm X-T50 có độ chi tiết hình ảnh rất ấn tượng
Độ chi tiết hình ảnh trên Fujifilm X-T50 ấn tượng hơn so với người tiền nhiệm

Đối với định dạng JPEG, hình ảnh có độ chi tiết không ấn tượng so với EOS R7 ở các mức ISO thấp, nhưng đó không phải là vấn đề lớn. Ở thiết lập ISO cao hơn, máy ảnh duy trì độ chi tiết tốt hơn khi so sánh với các máy ảnh của Nikon, mặc dù Canon và Sony vẫn giữ được lợi thế của mình. Hệ thống giả lập màu film vẫn luôn là tâm điểm của X-T50 khi người dùng có thể chọn Provia để nổi bật tốc màu da và màu sắc xung quanh và nhiều bộ lọc màu mang đến “chất nghệ sĩ” trong từng bức ảnh.

Giả lập film đơn sắc trên Fujifilm X-T50
Giả lập màu film trên Fujifilm luôn là điểm thu hút người dùng trên Fujifilm X-T50

Ngoài ra, Fujifilm X-T50 có dải nhạy sáng rộng và có thể điều chỉnh độ khuếch đại phù hợp với các thông số trên máy ảnh để giữ được chi tiết vùng sáng, mặc dù vùng tối có thể xuất hiện nhiễu. Độ khuếch đại dải nhạy sáng phụ thuộc vào việc người dùng chọn mức DR200 hay DR400, nhưng với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ vẫn có thể đạt được kết quả tương tự nếu nắm rõ cách tối ưu tệp RAW và thông số.

Ảnh chụp từ Fujifilm X-T50

 

Ảnh chụp từ Fujifilm X-T50

 

Ảnh chụp từ Fujifilm X-T50

Khả năng quay phim

Fujifilm X-T50 không có nút ghi hình truyền thống mà được thay bằng nút Drive nằm bên trái của máy. Theo mặc định, Movie Optimized Control cho phép người dùng kiểm soát các cài đặt và thông số phơi sáng ngay trên màn hình, giúp tách biệt hoàn toàn giữa chế độ chụp ảnh và quay phim. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là việc chọn giả lập màu film sẽ phức tạp hơn và yêu cầu phải tắt Movie Optimized Control, vốn sẽ ảnh hưởng đến các cài đặt giữa hai chế độ làm việc.

Đoạn phim ngắn từ Fujifilm X-T50

Chế độ quay phim của X-T50 đã có thêm hệ thống nhận diện chủ thể, mặc dù thử nghiệm cho thấy nó kém tin cậy hơn so với việc chụp ảnh. Đối với các nhà làm phim chuyên nghiệm, profile màu F-Log2 với dải nhạy sáng lên đến 13+ stop giúp tối ưu thông tin cho mỗi khung hình để người dùng có thể hậu kỳ màu sắc, đồng thời có thể đặt tốc độ màn trập 1/48 để đạt được tốc độ khung hình 24fps hoàn hảo.

Đoạn phim ngắn từ Fujifilm X-T50

Người dùng cân lưu ý rằng khi quay phim với độ phân giải cao như 4K HQ hay 6K, tỉ lệ cắt khung hình 1.23x sẽ đòi hỏi người dùng phải sử dụng các ống kính rộng hơn. Thêm vào đó, tốc độ xử lý hình ảnh của chiếc máy cũng không quá nhanh nên hiện tượng biến dạng ảnh khi di chuyển nhanh và điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở độ phân giải 6K. Dù vậy, các đoạn phim đều có chất lượng tốt, có độ chi tiết cao và màu sắc chân thực, đáp ứng được cảm quan của người dùng.

Tổng kết chung

Với những trang bị mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến từ những dòng máy cao cấp, Fujifilm X-T50 chứng minh được hiệu suất hoạt động mạnh mẽ cho tất cả các nhu cầu chụp ảnh và quay phim, được gói gọn trong một thân máy nhỏ nhắn. Tuy vẫn tồn tại những hạn chế nhất định khi so sánh với nhiều đối thủ, song đây vẫn là một lựa chọn xứng đáng dành cho những người dùng mới và những nhiếp ảnh gia đã có kinh nghiệm, duy trì danh hiệu “người khổng lồ tí hon” mà người tiền nhiệm X-T30 đã làm được.

Bài viết liên quan

LOA SONY SRS XG300 - LOA KARAOKE DI ĐỘNG TUYỆT NHẤT KHI ĐI DU LỊCH

LOA SONY SRS XG300 - LOA KARAOKE DI ĐỘNG TUYỆT NHẤT KHI ĐI DU LỊCH

Đọc Thêm
TOP 10 LOA DI ĐỘNG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT MÙA DU LỊCH

TOP 10 LOA DI ĐỘNG ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT MÙA DU LỊCH

Đọc Thêm
LOA BOOKSHELF LÀ GÌ? LƯU Ý KHI MUA VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

LOA BOOKSHELF LÀ GÌ? LƯU Ý KHI MUA VÀ HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

Đọc Thêm
VÌ SAO NÊN MUA SAMSUNG GALAXY S23?

VÌ SAO NÊN MUA SAMSUNG GALAXY S23?

Đọc Thêm
LOA NGHE NHẠC HIFI HÁT KARAOKE CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

LOA NGHE NHẠC HIFI HÁT KARAOKE CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Đọc Thêm
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT DÀN KARAOKE GIA ĐÌNH CHO ÂM THANH HAY NHẤT

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT DÀN KARAOKE GIA ĐÌNH CHO ÂM THANH HAY NHẤT

Đọc Thêm
Hotel TV là gì? Giải pháp Hotel TV tối ưu nhất cho khách sạn, resort

Hotel TV là gì? Giải pháp Hotel TV tối ưu nhất cho khách sạn, resort

Đọc Thêm

Bình luận