Đánh giá chi tiết nhất về Flycam FPV DJI Neo – Khi sự tự động hóa mang đến trải nghiệm thú vị
DJI Neo là bước đi đầu tiên của DJI trong việc phổ biến dòng flycam FPV đến đông đảo người chơi mới với mức chi phí hoàn toàn nằm trong tầm tay. Ngoài những tính năng cơ bản của một chiếc flycam FPV thường thấy, DJI Neo còn được tích hợp nhiều tính năng bay tự động hóa nhằm mang đến một trải nghiệm điều khiển rất thú vị mà không cần đến những bộ điều khiển rườm rà. Trong bài viết này, hãy cùng Anh Đức Digital đánh giá chi tiết trên nhiều khía cạnh về chiếc flycam này nhé.
Thông số nổi bật
- Kích thước: 1570 x 129.8 x 48.3 mm
- Trọng lượng: 135g
- Thời gian bay tối đa: 18 phút
- Cảm biến: 1/2-inch, 12MP
- Dải ISO: 100 – 6400
- Tốc độ màn trâp: 1/8000 – 1/10 giây (chụp ảnh),1/8000 – 1/30 giây (quay phim)
- Khẩu độ: F2.8
- Khoảng lấy nét: 0.6m đến vô cực
- Ổn định hình ảnh: 1 trục
- Độ phân giải video: 4K30p, 1080p
- Độ cao cất cánh tối đa: 2000m
- Tầm xa tối đa: 7km
- Hệ thống định vị: GLONASS, GPS, Galileo, BeiDou
- Dung lượng bộ nhớ trong: 22GB
Ngày ra mắt và mức giá
Dòng flycam FPV DJI Neo được ra mắt vào ngày 5/9 vừa qua và đã lên kệ tại hầu hết các cửa hàng trên toàn quốc. Tại Anh Đức Digital, DJI Neo được mở bán với hai phiên bản là Basic có mức giá 5.1 triệu đồng và bản Fly More Combo có mức giá 9.1 triệu đồng. Trong khi bản Basic chỉ bao gồm flycam, bộ cánh thay thế và cáp sạc, phiên bản có mức giá cao hơn sẽ bổ sung thêm 2 viên pin, hộp đựng 3 pin kiêm bộ sạc, bộ tay cầm điều khiển RC-N3 và một số phụ kiện nhỏ khác.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng các công cụ điều khiển từ các dòng FPV cao cấp bao gồm bộ điều khiển Remote Controller 3 và kính đeo DJI Goggles 3 để kiểm soát việc bay, hoặc thay thế bằng DJI RC Motion 3 để có một trải nghiệm lái trực quan hơn.
Đánh giá thiết kế và khả năng điều khiển
Thiết kế
Có thể nói DJI Neo là một phiên bản thu nhỏ của DJI Avata 2 với thiết kế và kiểu dáng khá tương đồng. Chiếc flycam được trang bị bộ bảo vệ cánh quạt ở mặt trên và dưới cánh để bảo vệ mọi người trong quá trình bay tự động. Ở phía trước sẽ là một cụm camera được đặt trên bộ ổn định cơ học một trục duy nhất và gần như nằm gọn trong cấu trúc phần thân để đảm bảo an toàn nếu có va chạm. Với màu xám nhạt đặc trưng như trên các dòng DJI Mini, chiếc flycam này rất nhỏ và cũng rất nhẹ.
Thật vậy, DJI Neo chỉ hơi lớn hơn một chút so với lòng bàn tay của người trưởng thành và nặng khoảng 135g, rất lý tưởng để có thể cất/hạ cánh trên các bề mặt nhỏ hẹp. Dù có trọng lượng nhỏ, nhưng toàn bộ thân flycam có chất lượng hoàn thiện tốt và khá chắc chắn. Bộ bảo vệ cánh quạt ở phía trên có thể được tháo rời để thay thế cánh quạt khi cần, trừ phần chi tiết xung quanh cánh quạt được nối liền vào phần khung của flycam khiến việc sửa chữa tại nhà trở nên khó khăn nếu gặp sự cố.
Điều khiển
Tương tự như các flycam dành cho người mới, DJI Neo cực kỳ dễ sử dụng với quá trình vận hành không quá phức tạp để có thể hiểu được. Ngay cả khi chưa từng trải nghiệm bay FPV, người dùng cũng sẽ không cảm thấy khó khăn khi thực hiện bay và ghi hình trên không trung. Ngoài ra, các phi công có thể lựa chọn giữa nhiều phương thức điều khiển, như bằng ứng dụng trên điện thoại hay qua bộ tay cầm RC-N3 quen thuộc.
Thậm chí, DJI NEO có thể bay mà không cần ứng dụng, chỉ cần khởi động flycam bằng một nút ở phía đuôi và lựa chọn chế độ bay bằng việc ấn sử dụng nút chế độ bay ở mặt trên để bắt đầu chuyến bay tự động – một cơ chế rất đặc biệt và đơn giản. Khi ấn nút chế độ bay, đèn báo cho 1 trong 6 chế độ sẽ phát sáng để và người dùng có thể chuyển sang bất kỳ chế độ nào bằng việc tiếp tục nhấn nút.
Tuy nhiên, nếu người dùng điều khiển bằng ứng dụng điện thoại, việc kết nối với flycam qua sóng WIFI sẽ chỉ hiệu quả trọng phạm vi khoảng 30 mét, trong khi việc sử dụng bộ điều khiển RC-N3 sẽ cho khoảng cách điều khiển tương đương với các dòng flycam truyền thống.
Đánh giá khả năng hoạt động và an toàn bay
Tốc độ bay và khả năng điều khiển
Trước hết, hãy nói về tốc độ bay của DJI Neo. Là một chiếc flycam FPV nhỏ nên chiếc flycam này có tốc độ bay rất chậm với các con số lần lượt là 8 m/s ở chế độ Sport, 6 m/s ở chế độ Normal và 0.5 m/s với chế độ Cine. Tuy nhiên, với những người mới chơi thì tốc độ này là đủ nhanh để theo dõi hầu hết các đối tượng di chuyển với tốc độ vừa phải, đồng thời đảm bảo an toàn cho flycam tránh khỏi những va chạm không mong muốn ở tốc độ cao.
Tốc độ bay này được duy trì khi người dùng điều khiển bằng điện thoại hay bộ điều khiển RC-N3. Với những cá nhân yêu thích tốc độ, họ có thể tận dụng bộ điều khiển DJI FPV Remote Controller 3 ở chế độ Manual, với tốc độ tối đa sẽ đạt đến 16m/s. Nhưng đặc biệt hơn là DJI Neo có thể cất – hạ cánh ngay trong lòng bàn tay sau khi chọn chế độ bay thông minh, ngoài trừ tính năng Follow sẽ cần người dùng phải đứng lại và để tay ở dưới thân flycam để bắt đầu hạ cánh.
Khi sử dụng với bộ điều khiển DJI RC Motion 3, người dùng có thể sử dụng tính năng Easy ACRO, để thực hiện các thao tác bay mạo hiểm như lật, cuộn và trượt 180 độ. Đây là cách giúp người dùng mới có thể trải nghiệm cảm giác bay FPV tương tự như trên Avata 2 mà chưa cần có các kỹ năng điều khiển chuyên nghiệp.
Trải nghiệm chế độ bay
Khi thử nghiệm cất cánh từ lòng bàn tay mà không có ứng dụng, DJI Neo có khả năng bay rất ấn tượng. Dù không có tính năng tránh va chạm, chiếc flycam này vẫn có thể theo dõi đối tượng là con người ngay cả khi họ ở dưới tán cây và xung quanh cây. Và trong quá trình bay, chiếc flycam sẽ tự động ghi lại những thước phim theo các chế độ được chọn. Ngoài ra, người dùng có thể cất cánh bằng bằng giọng nói khi kết nối flycam với điện thoại và kích hoạt chế độ này. Tuy nhiên, nó sẽ hữu ích hơn khi hoạt động độc lập với ứng dụng.
Tương tự như nhiều flycam khác, DJI Neo có các chế độ bay thông minh bao gồm Follow, Dronie, Circle, Rocket, Spotlight và Custom (Omni, Helix và Boomerang) ở chế độ tự động và điều khiển bằng di động. Trong khi đó, người dùng sử dụng bộ điều khiển RC-N3 sẽ có thêm chế độ QuickShot. Thuật toán theo dõi đối tượng bằng AI có khả năng duy trì đối tượng luôn nằm ở giữa khung hình trong quá trình chụp ảnh và quay phim. Vì vậy, nếu người dùng muốn chụp ảnh nhóm bằng Neo, hãy đảm bảo mình đứng ở giữa và phía trước flycam.
Tính năng an toàn bay
Ngoài các tính năng bay ấn tượng, DJI cũng rất chú trọng đến tính an toàn bay khi tích hợp GPS, bản đồ trên màn hình và tính năng tự quay trở về (RTH) khi sử dụng bộ điều khiển RC-N3. Tuy không được trang bị cảm biến chống va chạm, nhưng ở phía dưới flycam vẫn có cảm biến định vị tầm nhìn hướng xuống với độ chính xác cao trong phạm vi 0.5m – 10m. Đồng thời, DJI Neo vẫn có khả năng kháng gió lên đến cấp 4 (tương đương với 8 m/s). Khi trải nghiệm thực tế, chiếc flycam này vẫn có thể giữ vững được vị trí khi gặp phải một cơn gió mạnh và hất tung nó.
Đánh giá chất lượng hình ảnh
Khả năng chụp ảnh
Về khả năng chụp ảnh, DJI Neo chỉ có thể chụp ảnh JPEG và không có định dạng ảnh RAW nào khác, nhưng đây là điều hợp lý vì chiếc flycam hướng đến việc quay phim nhiều hơn. Ngoài việc có thể thay đổi tỉ lệ khung hình thành 4:3 hay 16:9, DJI Neo cũng chỉ có 2 chế độ là chụp đơn từng tấm và chụp hẹn giờ, vừa đủ nhu cầu cho người mới.
Quá trình xử lý ảnh JPEG tương đối nặng ngay cả ở mức ISO thấp, mặc dù vẫn giữ được màu sắc trung thực và có độ chi tiết khá cao. Không chỉ vậy, khả năng xử lý độ tương phản cũng được đánh giá cao và chất lượng hình ảnh tổng thể là khá tốt so với mức chi phí mà người dùng bỏ ra. So sánh với nhiều dòng flycam khác cùng phân khúc dành cho người mới, chất lượng hỉnh ảnh trên Neo gần như tương đồng, đặc biệt trong điều kiện đủ sáng, nhưng sẽ gặp nhiều nhiễu hơn trong điều kiện thiếu sáng.
Khả năng quay phim
Sau khi thử nghiệm bay trong thời gian ngắn, các đoạn phim 4K nhận được từ DJI Neo đều khá đẹp nhưng hơi bị sắc nét quá mức ở chế độ mặc định. Nếu sử dụng tay cầm RC-N3, người dùng có nhiều tùy chọn điều chỉnh chất lượng hình ảnh, bao gồm giảm thiểu độ sắc nét. Vì là dòng sản phẩm cơ bản nên DJI không tích hợp các profile màu đặc biệt để chỉnh sửa màu sắc chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, thiết kế hiện tại của cụm camera có vẻ chưa hỗ trợ việc sử dụng bộ lọc ND để kiểm soát tốc độ màn trập.
Hệ thống ổn định hình ảnh điện tử hoạt động khá tốt, ngay cả khi flycam bị nghiêng sang một bên. Nhưng khi gặp phải gió mạnh và camera hướng xuống dưới, đường chân trời rất khó để có thể cân bằng hoàn hảo. Thêm vào đó, việc quay phim trong điều kiện thiếu sáng cũng không mang đến những thước phim ấn tượng vì nhiễu sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều từ mức ISO 3200 trở đi.
Một điểm trừ nhỏ là DJI Neo chỉ có bộ nhớ được tích hợp mà không có tùy chọn sử dụng thẻ nhớ. Với mức dung lượng là 22 GB, người dùng có thể quay phim 4K30p trong 40 phút hoặc video 1080p 60fps trong 55 phút. Các đoạn phim có thể được tải về điện thoại thông qua ứng dụng DJI Fly, hoặc tải về máy tính thông qua cáp USB-C PD đi kèm.
Cùng tham khảo trải nghiệm thực tiếp với các chế độ bay thông minh qua video dưới đây:
Đánh giá ứng dụng điều khiển
Ứng dụng DJI Fly để điều khiển DJI Neo được đánh giá là một trong những ứng dụng thân thiện nhất với người dùng. Đây là nơi duy nhất để kiểm tra khu vực muốn bay có nằm trong vùng hạn chế hay không, tiến hành cập nhật firmware cho thiết bị, truy cập nhanh vào các đoạn phim và tất nhiên là có thể điều khiển flycam này mà không cần bộ điều khiển. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể chỉnh sửa các đoạn phim với nhiều mẫu biên tập có sẵn, và nhanh chóng tải chúng lên mạng xã hội.
Đánh giá thời lượng pin
Theo công bố từ DJI, mỗi viên pin được sạc đầy sẽ cho thời gian bay tối đa khoảng 18 phút, và con số thực tế khi thử nghiệm cũng chỉ chênh lệch khoảng 2 – 3 phút tùy vào diều kiện bay. Nếu muốn kéo dài thời gian bay, gói Fly More Combo sẽ là lựa chọn lý tưởng với 3 viên pin sẽ cho tổng thời gian bay là 54 phút, mặc dù người dùng sẽ phải hạ cánh và thay pin. Mỗi viên pin có thể được sạc trong thân flycam qua cổng USB-C ở đằng sau và mất khoảng 1 tiếng để có thể sạc đầy nó.
Tổng kết về DJI Neo
Là dòng flycam FPV dành cho người mới, DJI Neo đã làm rất tốt trong tạo ra một cách thức điều khiển mới rất độc đáo và đơn giản, cùng với tập hợp của tất cả những tính năng cơ bản nhất nhưng tương xứng với mức chi phí mà người dùng bỏ ra. Với những người dùng muốn có những kinh nghiệm đầu tiên trong việc bay FPV, hoặc chỉ đơn thuần là sáng tạo nội dung đơn thuần, DJI Neo sẽ là lựa chọn rất hoàn hảo cho những công việc này.